Storytelling Marketing đẳng cấp của một marketer


Nếu bạn là fan của Sim Ca Lâm Thồn hẳn là không xa lạ với kiểu dắt mũi khách hàng dựa vào những câu chuyện hay, cảm động của mình dù biết là trước là sẽ có quảng cáo nhưng người ta vẫn phải cố đọc cho hết.
Có một ông nhà giàu kia sinh được cô gái rất là xinh đẹp và đã đến tuổi lấy chồng, rất nhiều anh chàng thèm muốn. Cha mẹ cô là nhà giàu có nên cũng muốn kén chàng rễ có chữ nghĩa.
Nhân một hôm, cùng có cả ba anh đến tìm hiểu, ông bố liền nảy ra một cách là thi vịnh thơ để kén rể.
Ông chỉ con ngựa đang buộc ngoài vườn và nói:
- Nếu anh nào làm được bài thơ nào nói về con ngựa có tốc độ chạy nhanh nhất thì ta sẽ gả con gái cho.

Ba anh cùng vắt đầu suy nghĩ. Bỗng một chiếc lá rơi, anh thứ nhất xuất ngay:
"Thảng một chiếc lá rơi
Ngựa ông phi xa khơi
Phi đi rồi phi lại
Chiếc lá còn chơi vơi"
Ông cụ vỗ mông đánh đét: - Hay , hay quá,hay thật. Thế chứ, ngựa nhà tao chạy nhanh hơn gió ấy chứ chứ"
Do vỗ mông mạnh quá, cụ bỗng làm cái "phiiít" một cái. Không ngờ anh thứ hai đang bí quá mà gặp rắm của cụ như thể chộp được vàng, há mồm xuất thơ tắp lự:
"Chợt nghe một tiếng " Piiii't"
Ngựa ông phi xa tít
Phi đi rồi phi lại
Lỗ đ*t' vẫn chưa khít"
Tưởng như anh thứ 2 đã chốt hạ đc con gái ông cụ nhưng không ngờ vẫn còn 1 anh thợ sim bên ngoài lò dò bước đến xuất khẩu thành thơ:
"Click chuột làm sinh viên.
Ngựa ông phi như điên.
Phi đi rồi phi lại.
Sim xong, đã lấy tiền"
Đẳng cấp vl các bạn ạ, ngựa của ông phi nhanh hơn tiếng rắm mà còn thua cả mình làm sinh viên. Nhân đây mình cũng khoe tý là mình nhận làm sinh viên ba mạng chính giá cả phải chăng, tốc độ nhanh hơn rắm rít.


Anh nghèo, đúng! Vì a chưa giàu! 30 năm Hà Đông, 30 năm Hà Tây, a tự hỏi lần tiếp theo chúng ta gặp nhau, ai sẽ cười ai đây?
Và a ra đi trong ánh mắt khinh bỉ của cô. Thế rồi thế sự xoay vần, công ty cô làm ăn thất bại rồi phá sản. Từ một tiểu thư đài các, cô phải ra chợ bán hàng kiếm sống. Nghĩ đến lời a công chức quèn năm xưa từng nói, cô chỉ biết cười đầy cay đắng.
Chiều nọ, đang loay hoay dọn hàng thì có khách , cô ngẩng đầu lên, cảm giác như sét đánh. Đúng là anh, không nhầm đi đâu được , sau ngần ấy năm cô vẫn nhận ra ngay lập tức. Cô quay mặt đi né tránh anh. Nhưng a vẫn đứng đó, đứng gan lì, mỉn cười nhìn cô và đưa đôi bàn tay ra.

Biết không thể nào né tránh đc anh, cô lặng lẽ móc ra mấy đồng lẻ và con sim 096.1514.868 sim lùi 1 bước, tiến đến phát lộc phát, giá 880k, rất hợp cho người sa cơ lỡ thế có ý chí làm lại từ đầu, rồi nhẹ nhàng nói:

"Làm cái đéo gì mà lại biến thành thằng ăn xin thế này?"

Điều gì làm nên câu chuyện hay?
Nhân vật người hùng: Hãy để cho khách hàng của bạn tưởng tượng chính họ là người hùng của câu chuyện mà bạn kể, không phải là thương hiệu, công ty hay sản phẩm của bạn bởi khách hàng sẽ không thể liên hệ với những gì mà họ chưa hiểu biết
Mục tiêu rõ ràng: Thông điệp mà bạn muốn truyền tải qua câu chuyện phải thật rõ ràng. Làm thế nào dể sản phẩm/dịch vụ của bạn có thể thu hút khách hàng? Làm thế nào sản phẩm/dịch vụ đó thay đổi lối sống của họ? Hãy chắc chắn rằng là bạn đã trả lời những câu hỏi này trước khi bắt đầu kể câu chuyện của mình
Chân thật: Xây dựng thương hiệu là một quá trình hình thành và phát triển bản sắc thương hiệu trong tâm trí khách hàng để họ nhớ đến sản phẩm/dịch vụ của mình. Và hình thức kể chuyện chính là công cụ để thương hiệu kết nối và thu hút tập đối tượng rộng hơn. Chất liệu câu chuyện lấy từ thương hiệu của bạn sẽ tác động khách hàng ở mức độ cao hơn là nút calls-to-action.
Đồng cảm: Bạn hãy đặt bản thân mình vào vị trí của khách hàng để hiểu được nhu cầu của họ. Từ đó, viết ra câu chuyện mà họ có thể liên hệ với bản thân và cảm thấy thu hút với thương hiệu của bạn.
Độc đáo: Hãy liệt kê một cách thành thật nhất về những điểm khiến sản phẩm/dịch vụ của bạn nổi bật hơn so với người khác. Tính độc đáo chính là chìa khóa thành công để có thể kể những câu chuyện tuyệt vời.
Hình ảnh: Hình ảnh sinh động về sản phẩm của bạn là một yếu tố không thể bỏ sót. Hoặc bạn có thể làm một đoạn video về sản phẩm của mình. Bằng những nội dung trực quan nhất, hình thức kể chuyện sẽ đạt hiệu quả dễ dàng hơn.
Nhất quán: Thông điệp mà bạn muốn truyền tải thông qua câu chuyện của mình cần có tính nhất quán trên tất cả các nền tảng. Nike là ví dụ tuyệt vời cho cách kể chuyện nhất quán, chạm tới cảm xúc của người dùng. Câu chuyện của Nike được tạo ra nhằm thách thức người dùng với câu thần chú thương hiệu “ Just Do It”. Tính đồng nhất trong câu chuyện của Nike thể hiện rõ ở cách mà họ không ngừng xây dựng hình ảnh thương hiệu của mình để thu hút khách hàng trên toàn thế giới.
Thử thách: Để viết lên một câu chuyện hay, bạn cần đưa ra giải pháp cho những khó khăn mà các nhân vật trong câu chuyện gặp phải. Từ đó, câu chuyện thể hiện được cách mà sản phẩm/dịch vụ của bạn giải quyết vấn đề nó một cách hiệu quả như thế nào.
Nhân vật Người từng trải: Mỗi câu chuyện đều cần có một nhân vật từng trải - người sẽ cung cấp cho các nhân vật khác những kiến thức mà họ cần dể hoàn thành nhiệm vụ. Những thông tin được đưa ra trong câu chuyện của bạn đều phải là những thông tin quan trọng mà đối tượng khách hàng cần tìm.
Thông điệp rõ ràng: Hãy truyền tải thông điệp của sản phẩm/dịch vụ một cách rõ ràng nhất có thể. Một thông điệp cô đọng, xúc tích sẽ khiến cho khách hàng dễ dàng chia sẻ hơn với bạn bè và gia đình của họ.
Sự phát triển: Câu chuyện của bạn có thể trở thành nguồn cảm hứng cho khách hàng. Hãy khiến cho họ khi đọc xong câu chuyện về sản phẩm, về thương hiệu của bạn, họ bị ấn tượng và cảm thấy được truyền cảm hứng bởi thông điệp mạnh mẽ từ câu chuyện đó.
Lối viết thuyết phục: Cách viết câu chuyện của bạn sao cho thật thu hút. Hay đưa vào trong câu chuyện của mình những khoảng ngắt nghỉ, chi tiết ẩn dụ hay sử dụng từ ngữ tượng hình để lôi cuốn người học đào sâu vào câu chuyện đó.

Làm thế nào để có thể lồng ghép câu chuyện đó vào chiến dịch Marketing?
Dưới đây mà một số gợi ý để bạn có thể áp dụng hình thức kể chuyện vào chiến lược Marketing của mình.
Mục tiêu tập trung: Bên cạnh việc chạy những chiến dịch Marketing trên mạng xã hội để thu hút đối tượng mục tiêu rộng hơn, ta có thể tận dụng phương thức Truyền miệng (WOM) trong Marketing để thu hút đối tượng mục tiêu chia sẻ thông điệp đó tới người khác. Đừng chỉ nói yêu cầu họ hãy chia sẻ thông điệp của bạn. Hãy cho họ một lý do thật mạnh mẽ để thử sản phẩm/dịch vụ của bạn. Vì vậy, nếu bạn kể một câu chuyện thuyết phục đằng sau thông điệp mà bạn muốn truyền tải, sẽ có nhiều người biết đến sản phẩm của bạn và giới thiệu sản phẩm đó cho bạn bè và người thân của họ
Xây dựng lòng tin: Với những thương hiệu đang phát triển thì Marketing là yếu tố rất quan trọng để xây dựng sự tin tưởng với khách hàng. Hình thức kể chuyện chính là một cách để bạn thực hiện điều dó thông qua những thông điệp mạnh mẽ về thương hiệu của bạn. Liêm chính và trung thực là chìa khóa để gây dựng sự tin tưởng nơi khách hàng.
Phạm vi tiếp cận rộng hơn: Hãy để câu chuyện về sản phẩm của bạn truyền cảm hứng cho những người có tầm ảnh hưởng, những người có lượng người theo dõi lớn trên các mạng xã hội. Những gì họ chia sẻ sẽ được lan truyền tới hàng nghìn người đó. Những người đó lại tiếp tục chia sẻ với bạn bè, người thân của mình.

Kỹ thuật để kể những câu chuyện thương hiệu một cách thật lôi cuốn?
Dành thời gian để chuẩn bị: Câu chuyện về thương hiệu của bạn sẽ được đăng tải khắp nơi - Các blogs, videos, sự kiện networking, cuộc gọi bán hàng, hoặc cả kế hoạch kinh doanh. Trước khi chuẩn bị những tài liệu đó, hãy dành thời gian để suy thật kỹ về mục đích câu chuyện của thương hiệu bạn là gì. Hãy quan tâm và trau chuốt  câu chuyện thương hiệu mà bạn sẽ chia sẻ.
Học cách kể những câu chuyện hay: Việc hiểu nghệ thuật và khoa học kể chuyện là điều vô cùng cần thiết. Nếu câu chuyện về thương hiệu của bạn là một món ăn thì những yếu tố căn bản như hành động, nhân vật, cảm xúc, cao trào chính là những gia vị để món ăn đó trở nên ngon và đậm đà hơn.
Kể câu chuyện thương hiệu thông qua nhiều hình thức: Viết để dọc và viết để nghe là hai hình thức khác nhau. Khi bạn viết câu chuyện thương hiệu cho đinh dạng âm thanh, hãy lưu ý đến yếu tố về âm lượng, tông giọng, giao tiếp ánh mắt, biểu cảm khuôn mặt và cử chỉ của tay. Trong trường hợp viết câu chuyện thương hiệu dưới dạng văn bản, hãy cân nhắc đến chính tả, giọng văn, cách hành văn, mức độ đọc hiểu và nhịp điệu.
Cá nhân hóa cách kể chuyện:  Hãy làm nổi bật lên những thách thức mà bạn đối mặt để thương hiệu của bạn đạt được mục tiêu. Cách mà bạn nỗ lực giải quyết những vấn đề trong thương hiệu của bạn sẽ tạo nên chất riêng cho câu chuyện đó.
Những rào cản cụ thể: Ở mỗi câu chuyện đều có những tình tiết cao trào, chi tiết mang tính xung đột và người đọc bị cuốn hút vào tình tiết như vậy của câu chuyện. Tập trung vào những rào cản mà thương hiệu của bạn gặp phải để từ đó phát triển Lợi điểm bán hàng độc nhất (USP) và đưa ra giải pháp tốt hơn.
Câu chuyện đồng nhất từ đầu, giữa đến cuối: Sức cuốn hút của câu chuyện phải được duy trì từ đầu cho đến khi kết thúc. Mở đầu câu chuyện nên nắm bắt được sự chú ý của khách hàng. Khúc giữa câu chuyện sẽ đóng vai trò kéo dài sự thích thú của khách hàng bằng những giá trị mang tính giáo dục. Kết thúc câu chuyện, kêu gọi mọi người hành đông.
Kể câu chuyện của bạn một cách tự nhiên: Một câu chuyện nghe có vẻ giả bộ sẽ dễ dàng khiến thương hiệu của bạn mất điểm trong mắt khách hàng. Kể câu chuyện tự nhiên nhất có thể sẽ tạo nên sức cuốn hút mạnh mẽ. Viết những ngôn từ tự nhiên không có nghĩa là người viết phải mài dũa những cách nói thô quen thuộc trong đời sống hàng ngày chỉ đơn giản là kể câu chuyện theo cách chân thực nhất với thương hiệu và khách hàng của bạn. Tức là thấu hiểu khách hàng của bạn là ai, sử dụng ngôn ngữ của họ để nói chuyện với họ; đồng thời, thấu hiểu thương hiệu của bạn: tầm nhìn, nhiệm vụ, sứ mệnh, giá trị cốt lõi.
Lưu ý chi tiết về đấu tranh liên tục của nhân vật: Một câu chuyện nói về những gì xảy ra với nhân vật chính chưa hoàn toàn là đủ thú vị. Những câu chuyện cho thấy nhân vật luôn liên tục đấu tranh sẽ khiến người theo dõi luôn phấn khích và hứng thú.
Kiểm soát nhịp điệu của câu chuyện: Nếu bạn kể câu chuyện về thương hiệu của bạn với tốc độ quá chậm, người theo dõi sẽ dễ mất đi sự hứng thú. Tuy nhiên, nếu bạn đi quá nhanh, họ sẽ không thể hiểu được câu chuyện. Vì vậy, hãy kiểm soát nhịp điệu của câu chuyện để người theo dõi có thể hiểu nó và đưa ra quyết định có cân nhắc về sản phẩm/dịch vụ của bạn.  Điều khiển nhịp điệu khi kể chuyện sẽ tăng hiệu quả cho chiến thuật Marketing của bạn.
Kiểu mẫu truyện cổ điển: Nếu bạn đang phân vân nên bắt đầu từ đâu, hãy thử theo mô hình truyện cổ điển. Mô típ phổ biến của kiểu truyện này là hành trình của người anh hùng, chiến thắng của bản thân, khám phá bản thân và cuộc hành trình bắt đầu.
Thêm yếu tố trực quan vào câu chuyện của bạn: Không thể phủ nhận được rằng hình ảnh khiến câu chuyện của bạn trở nên lôi cuốn và khó quên hơn. Những hình thức trực quan mà bạn có thế sử dụng trong khi kể chuyện thương hiệu phụ thuộc vào định dạng mà bạn sẽ kể câu chuyện đó. Hình ảnh, biểu đồ, videos, infographics và cả những cử chỉ sẽ góp phần làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn hơn nhiều.
Đừng kết thúc câu chuyện với những bài học răn dạy: Một câu chuyện về thương hiệu mà thực sự chạm đến cảm xúc của người theo dõi là câu chuyện mà họ có thể tự rút ra kết luận từ đó. Khi bạn nói sẵn những gì mà họ cần học được từ câu chuyện của bạn tức là bạn đã cướp đi cơ hội của họ được tự tìm hiểu mọi thứ. Hơn nữa, khi bạn đưa ra một bài học cụ thể nào đó thì mức độ thuyết phục của câu chuyện về thương hiệu của bạn đã giảm đi phần nào.
Một khi ai đó có lý do để thử sản phẩm/dịch vụ của bạn, thì họ sẽ có xu hướng chia sẻ thông điệp về sản phẩm/dịch vụ đó trên trang mạng xã hội. Họ sẵn sàng chia sẻ một câu chuyện lôi cuốn với thông điệp mạnh mẽ bởi họ hứng thú với thương hiệu hay với doanh nghiệp đó.
Kết hợp Marketing Kỹ thuật số trong kế hoạch Marketing của bạn sẽ tạo ra hiệu quả đáng kể cho việc kinh doanh của bạn. Nó tác động tới khách hàng bằng cách cảm tính để họ hành động bất ký lúc nào. Những hình thức Marketing hiện đại đang dần thay thế hình thức Marketing truyền thống. Để lan tỏa thông điệp của thương hiệu tới một đối tượng rộng hơn, bạn có thể thiết kế bảng hỏi, xây dựng đại sứ, bắt đầu trò chuyện, xây dựng cộng đồng, lan tỏa thông điệp và quảng bá các chiến dịch. Điểm trừ lớn nhất của những chiến dịch truyền thống là khách hàng điền dơn khảo sát và mọi hành động đều chỉ dừng lại ở đó. Những chiến dịch truyền thống không thể tăng mức độ nhận biết của người dùng về sản phẩm. Marketing trên mạng xã hội,  bạn có thể xây dựng đại sứ cho thương hiệu của bạn. Công cụ này khá hiệu quả bởi những thông điệp được đăng tải trực tuyến sẽ lan truyền rất nhanh. Một khách hang chia sẻ thông điệp của thương hiệu bạn tới 500 người bạn của họ. Một vài trong số đó lại tiếp tục chia sẻ với 400 người nữa hoặc nhiều hơn thế. Và thông điệp về thương hiệu của bạn sẽ có thể tiếp cận hàng triệu khách hàng tiềm năng mà không tốn quá nhiều sức hay thêm chi phí phát sinh nào.
Thông điệp của bạn có thể dế dàng tiếp cận một thị trường rộng hơn. Bằng cách chia sẻ thông điệp đó với những người bạn của mình, bạn có thể thu hút nhiều người đến với sản phẩm/dịch vụ của bạn một cách hiệu quả. Bằng cách chọn chiến thuật Marketing kỹ thuật số, bạn có thể tiếp cận Marketing rộng hơn và thu về kết quả lớn hơn mà không mất thêm tiền. Cách thức này được gọi là Khuếch đại.
Lời nhắn nhủ
Những câu chuyện không phải chỉ dành cho những trò chơi, sách, phim hay tiểu thuyết. Câu chuyện truyền tải nhiều thứ hơn là chỉ những từ ngữ đơn giản. Hãy chia sẻ câu chuyện về thương hiệu của bạn bởi đó là vũ khí bí mật để bạn bùng nổ trong Marketing!
Phương Ngô dịch và tổng hợp
(Theo MakeItNoise)



Related

marketing 6446250967028274340

Post a Comment

emo-but-icon

Tin trong tuần

item