Tư duy lại Marketing



Trong 5 năm trở lại đây cuộc chiến marketing giữa các doanh nghiệp(DN) không ngừng gia tăng cạnh tranh ở nhiều góc độ, từ sản phẩm, chiến lược, mô hình kinh doanh đến phương thức và công cụ truyền thông tiếp thị. Sự khác biệt quan trọng nằm ở tư duy, đặc biệt đối với mô hình kinh doanh - yếu tố chủ chốt đảm bảo sự thành công của một DN

Thách thức từ sự thay đổi

Phân tích cho thấy, mô hình kinh doanh của DN vẫn là hệ thống cửa hàng đại lý truyền thống trên phố vốn phụ thuộc vào "sự ủng hộ ngẫu nhiên" của khách hàng, công tác marketing cũng vẫn theo kiểu đại trà với thông điệp chung chung.

Nói cách khác, DN vẫn ngồi chờ khách tự tìm đến cửa hàng sau khi thực hiện vài quảng cáo trên báo chí hay phát tờ rơi. Trong thời đại số như hiện nay, đây rõ ràng là cách làm không phù hợp.

Số liệu từ Báo cáo năm 2015 của Cục Thương mại điện tử (Bộ Công Thương) cho thấy, 62% tỷ lệ người dùng internet tham gia mua sắm trực tuyến với doanh số đạt 4,07 tỷ USD; trong đó, loại hàng hóa, dịch vụ được mua trực tuyến phổ biến nhất là quần áo, giày dép và mỹ phẩm (64%).

Khách hàng đã thay đổi thị hiếu và hành vi, cộng với quá trình phát triển liên tục của công nghệ marketing khiến mô hình kinh doanh truyền thống mất dần lợi thế cạnh tranh. Không bắt kịp xu hướng kinh doanh dựa vào kinh tế kết nối mạng (network economics) chính là vướng mắc phổ biến của nhiều DN Việt.

Cùng với đó là sự xuất hiện của mô hình kinh doanh tự động - DN nghiên cứu hành vi khách hàng trực tuyến bằng hệ thống phễu marketing (marketing funnel) làm cơ sở để thiết kế danh mục sản phẩm theo các mức thang giá trị khác nhau, sử dụng kỹ thuật thu hút khách hàng mới bằng trang đích (landing page) liên kết với kỹ thuật marketing trao đổi dữ liệu (opt-in marketing), kết hợp hệ thống email với quản trị quan hệ khách hàng (CRM) và SMS marketing nhằm chăm sóc khách hàng thường xuyên để từ đó bán thêm sản phẩm mới có giá trị gia tăng cao theo thời gian...

Tư duy lại marketing để phát triển

Marketing đã trải qua 4 giai đoạn

Marketing 1.0

Chú trọng đến chức năng và lợi ích sản phẩm, DN chủ yếu sản xuất sản phẩm tốt để thuyết phục khách hàng.

Marketing 2.0 

Tập trung vào lợi ích cảm xúc của sản phẩm để thuyết phục trái tim khách hàng.

Marketing 3.0

Chú trọng nhiều đến truyền thông giá trị tinh thần hay tâm hồn khách hàng

Marketing 4.0 

Hiện nay lại vươn lên tầm cao của lẽ sống của con người.


Câu nói "khách hàng là thượng đế” lại trở nên thực tế hơn trong thời đại kỹ thuật số. Khách hàng liên tục thay đổi cách thức trao đổi. Họ tương tác trực tuyến với DN qua chat, sms, mạng xã hội như Facebook, blog, Twitter...; họ tự đánh giá sản phẩm, lựa chọn và mua sắm trực tuyến qua website, Facebook, qua ứng dụng trên điện thoại thông minh.

Nhìn chung, khách hàng có quyền năng lớn hơn, vì trước đây sản phẩm tìm đến khách hàng với chức năng, lợi ích của nó thì nay khách hàng sẽ tự tìm đến sản phẩm mà họ yêu thích và lựa chọn với sự kết nối cảm xúc thường xuyên thông qua quá trình tương tác đa kênh. Nhiều DN thành công nhờ biết cách thấu hiểu nhu cầu và thu hút khách hàng tham gia đóng góp cho sản phẩm/dịch vụ của DN thông qua nhiều công cụ tương tác.

"Tư duy lại marketing" cũng đề cập đến định hướng mới "marketing khôn ngoan" khi DN xây dựng hệ thống đa kênh để tiếp cận, thấu hiểu và truyền thông mang tính cá nhân để kết nối cảm xúc với khách hàng, nâng cấp đội ngũ marketing và bán hàng, tư duy nghiêm túc đến vấn đề trách nhiệm xã hội, sản xuất sản phẩm sạch bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và bảo vệ môi trường...


Nguyễn Sơn tổng hợp
(Theo DNSG)

Related

marketing 907724069791882043

Post a Comment

emo-but-icon

Tin trong tuần

item